Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Phòng tránh các bệnh về da cho bé

Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng manh, cấu trúc chưa ổn định nên dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Cụ thể: Lớp thượng bì và lớp bì không rắn chắc, tuyến bài tiết mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, rất dễ mất cân bằng dộ PH của da. Đây là lý do khiến da trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh.

 

1. Một số bệnh về da ở trẻ dưới 1 tuổi

Nổi rôm sảy: Nguyên nhân là do da bị bít kín các ống bài tiết mồ hôi bên trong. Trên da trẻ xuất hiện nhiều hạt nhỏ, có màu đỏ hơi hồng, chứa nước, cứng, sờ vào sẽ có cảm giác nham nhám ở tay.Rôm sẩy gây ngứa từng cơn làm trẻ bứt rứt, khó chịu.
Hăm kẽ: Là những mảng đỏ, hơi ướt ở vùng nếp gấp như cổ, nách, cánh tay, 2 bên mông. Nguyên nhân là do pH da tăng cao, và độ pH da càng tăng cao càng làm gia tăng bệnh hăm kẽ ở trẻ.
Nhọt: Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức chung quanh làm hoại tử cả một vùng. Nhọt thường trải qua các giai đoạn: sưng đỏ, nóng, đau dần dần, nhọt viêm rồi vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Nguy hiểm nhất là tụ cầu trùng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.
Chốc: Ban đầu bệnh thường gây ra do liên cầu trùng, sau đó có thể phối hợp với tụ cầu trùng. Bệnh khởi phát bằng một bóng nước trong, hơi dẹp, xung quanh có quầng viêm, vài giờ sau bóng nước đục dần có mủ rồi vỡ đóng mài màu vàng, dưới lớp mài là vết trợt đỏ rớm dịch. 
Những bệnh trên thường tự biến mất sau một thời gian ngắn nếu trẻ được vệ sinh thường xuyên và đúng cách. Riêng bệnh rôm sảy thường xuất hiện trên diện rộng và kéo dài. Ban đầu bệnh không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài, trẻ sẽ gãi nhiều do ngứa ngáy, khó chịu. Hậu quả là da trẻ sẽ bị viêm nhiễm, tổn thương.
2. Tắm lá có nên không?
Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ bị rôm sẩy, người ta thường dùng các loại lá để tắm cho bé. Một số lá hay được dùng là lá tranh, lá khổ qua, trà xanh, kinh giới, lô hội… Ngoài ra, ruột bí xanh, cây sài đất, trái khổ qua cũng được nhiều người dùng để tắm bé.
Tuy nhiên, do nhiều giải pháp dân gian vẫn chưa được khoa học chứng minh hoàn toàn không gây hại cho da của bé, nên có thể dẫn tới hậu quả là da bé bị dị ứng với các loại lá, quả hoặc biến chứng sang những bệnh về da khác. Không ít trường hợp nhập viện đã ở trong tình trạng viêm nhiễm nặng, phải điều trị dài ngày. Cá biệt, có những bệnh nhi bị các viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ - nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh, khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng suốt đời.
Ngược lại, trong trường hợp may mắn chữa được bệnh, phương pháp này cũng mất rất nhiều thời gian, ít nhất từ vài ngày đến vài tuần. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé vì phải chịu đựng sự khó chịu lâu hơn. Đặc biệt trong điều kiện môi trường ô nhiêm, các loại thuốc trừ sâu hóa học ngày càng được sử dụng nhiều, bạn sẽ rất khó để chắc chắn rằng các loại lá đó có an toàn hay không.
 
3. Giải pháp thay thế
Da trẻ có những đặc tính khác biệt như mỏng (chỉ bằng khoảng 1/5 da người lớn, với các chức năng bảo vệ kém nên dễ nhiễm khuẩn. Do đó, việc làm sạch da hàng ngày bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp: Acid lactic và Glycerin sẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng.
Các chuyên gia da liễu đã chứng minh rằng thành phần tự nhiên Acid lactic và Glycerin giúp cân bằng độ pH - ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp dưỡng ẩm và làm mềm da. Đồng thời, các hoạt chất này giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị rôm sảy cho bé.
Hai thành phần tự nhiên Acid lactic và Glycerin có trong sản phẩm sữa tắm cho bé Chicco hiện đang được nhiều bà mẹ trên thế giới tin dùng. Không cần mất thời gian như việc áp dụng phương pháp dân gian, bạn chỉ cần hòa lượng nhỏ vào nước tắm của bé và khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn. Bé tắm bằng nước tắm này và không cần tráng lại bằng nước sạch. 
Sữa tắm cho bé Chicco là dòng sản phẩm sữa tắm gội thay thế hoàn hảo cho các phương pháp tắm lá truyền thống. Bạn có thể mua sản phẩm sữa tắm cho bé Chicco tại website: www.chicco.com.vn hoặc các đại lý trên toàn quốc.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chuẩn như hộ lý bệnh viện phụ sản

Đối với những cặp vợ chồng trẻ việc tắm cho trẻ rất khó khăn và mới mẻ. Hướng dẫn 
 dưới đây sẽ giúp cho các ông bố bà mẹ tự tin hơn khi thực hiện công việc này.



Khi các em bé mới sinh còn nhỏ xíu, rốn lại chưa rụng, nhiều bà mẹ trẻ rất sợ hoặc ngại tắm cho con vì sợ bé bị lạnh, bị nước vào mắt, nước vào rốn gây viêm nhiễm…
Những hướng dẫn chi tiết của BS CK1 Phạm Thị Thục – Nguyên Trưởng phòng khám Nhi và tư vấn dinh dưỡng, Bệnh viện Bạch Mai dưới đây chắc chắn sẽ giúp các mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc và tắm cho bé yêu của mình nhé!

 
Chuẩn bị:
  • Nơi tắm: Phòng ấm, đóng cửa tránh gió lùa, bật đèn sáng. Mùa lạnh có thể dùng điều hòa ấm hoặc lò sưởi nhưng phải có chỗ thông hơi, nhiệt độ phòng khoảng 29 – 30 độ C.
Đồ dùng để tắm:
  •   Hai chậu nước đã đun sôi để nguội xuống 36 – 37 độ C, hoặc thử bằng khuỷu tay thấy nước ấm là được.
  •   Khăn tắm, khăn lau khô, tã, quần áo, tất, bao tay, mũ và một ít bông khô, cồn 70 độ.
  • Xà phòng tắm, dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh, không chứa nhiều kiềm.
  •   Thoa dầu cho bé, loại dành cho trẻ (thoa lên lưng, ngực và bụng, giúp bé chống lạnh trong khi tắm)
Cách tắm cho bé
  • Tư thế người tắm bé: Tốt nhất, bạn ngồi trên một chiếc ghế thấp một cách thoải mái. Bế trẻ trên cánh tay trái, đầu nằm gọn trong lòng bàn tay và lưng nằm trên cánh tay trái. Mông trẻ đặt trên đùi trái của bạn.
 

Cách tắm:
  • Rửa mặt cho bé: Tay phải dùng khăn thấm nước ấm, vắt khô, lau mặt, lau tai, lau cổ cho bé.
  • Gội đầu cho bé: Dùng ngón tay cái và ngón tay giữa của bàn tay trái bịt hai lỗ tai bé. Tay phải dội nước rồi dùng dầu gội đầu xoa lên đầu bé. Sau đó, gội sạch đầu bằng nước ấm của chậu nước thứ nhất rồi lau khô tóc.
  1.   Nếu rốn chưa rụng: Vớt nước lên phần trên rốn: ngực, nách, tay, lưng… sau đó chuyển bé sang cánh tay phải, đầu bé quay vào phía nách người tắm. Đặt mông bé vào chậu nước. Tay trái vớt nước tắm phần dưới rốn: bẹn, mông, bộ phận sinh dục, hậu môn và hai chân. Sau đó dùng chậu nước thứ hai để rửa sạch lại. Chú ý không làm ướt rốn bé.
  2. Nếu rốn đã rụng, chân rốn đã lành: Sau khi đã gội đầu và lau khô, bạn có thể xoa xà phòng lên người bé rồi đặt bé vào chậu nước. Tay phải đỡ đầu và cổ bé, tay trái kỳ cọ nhẹ nhàng những phần còn lại, sau đó chuyển bé sang chậu nước sạch khác để rửa lại rồi lau khô toàn thân cho bé.

  • Thay băng rốn, chăm sóc da và mặc quần áo, tã lót cho bé: Khi đã tắm xong, đặt bé vào khăn sạch, mềm, lau khô toàn thân (chú ý lau khô các nếp gấp da), rồi mặc áo cho bé. Sau đó, bạn sát trùng tay bằng cồn 70 độ rồi thay băng rốn cho bé, bôi kem chống hăm lên cổ, nách, ngực, lưng, khuỷu tay, khuỷu chân.
  • Bôi kem dưỡng da cho bé vào hậu môn, bẹn, quanh bộ phận sinh dục để giữ cho da khô, đề phòng hăm loét. Quấn tã, lót và đi tất chân, bao tay cho bé… Làm ẩm bông bằng nước chín ấm để lau vành tai, mũi rồi đội mũ và quấn chăn cho bé nếu trời lạnh.




Một số lưu ý khi tắm
  •  Thời gian tắm không kéo dài quá 10 phút.
  •  Mùa hè, có thể tắm cho bé hằng ngày. Mùa đông, bé chỉ cần tắm 2 – 3 lần/ tuần lúc trời ấm. Thay vào đó, bạn có thể dùng nước ấm lau mặt, cổ, nách, bàn tay, bẹn… cho bé thường xuyên để tránh hăm loét da.
Chúc các ông bố, bà mẹ tương lai sẽ tắm cho Bé thật khéo léo nhé!

Con sợ tắm và chiến thuật của cha mẹ

Đối với nhiều mẹ, việc tắm cho con là vô cùng vất vả vì con sợ tắm, sợ đụng vào nước... Mẹ vừa đặt vào chậu là bé đã sẵn sàng đứng lên, lắc đầu hoặc khóc thét



Bỗng dưng con ghét tắm-nỗi lo của các bà mẹ!
Bé Mum nhà chị Thủy (Linh Đàm, Hà Nội): Ngày mới sinh, bé Mum nhà chị Thủy (Linh Đàm, Hà Nội) rất thích tắm, thích nghịch nước, cứ khi nào biết chuẩn bị được đi tắm, bé lại hoan hỉ, vỗ tay đôm đốp hưởng ứng. Thế nhưng sau 1 tuổi, đột nhiên con sợ tắm, nhất là gội đầu. Chỉ cần thấy mẹ bật tách công tắc của bình nước nóng, hay đang pha nước tắm, hì hụi trong buồng tắm là bé lại khó chịu, khóc ré lên.
Có lúc tệ hơn bé Mum còn dọa mẹ bằng cách khóc rồi nôn ồng ộc các loại đồ ăn ra ngoài khiến vợ chồng chị sợ xanh mắt.
Thế là những lúc nào nịnh nọt được con thì mẹ Thủy tắm nhanh nhanh chóng chóng cho con thơm tho, còn hôm nào con không chịu, thì Mum chua... như cú.
Nhà chị Ngọc (Q3, TP HCM): Cũng trong trường hợp có con sợ tắm là nhà chị Ngọc (Q3, TP HCM). Bé Long 11 tháng nhưng rất nghịch. Dù ngồi một chỗ nhưng bé lúc nào cũng vận động, nhoài người, trườn bò nên chỉ cần một lát sau là bé sẽ ra mồ hôi và có mùi chua.
Nếu như trước đây bé rất thích tắm thì bây giờ lại chẳng chịu hợp tác. Mẹ vừa đặt vào chậu là bé đã sẵn sàng đứng lên và lắc đầu rồi khóc thét.

Thế là có lần, chị phải tận dụng lúc con ngủ say tắm cho con. Có hôm, đang tắm, bé giật mình, giẫy nẩy lên khiến chị suýt làm rơi bé. Nhớ lại lần đó, chị vẫn còn hoảng sợ.
Chị Ngọc tâm sự: "Thôi, cứ để từ từ rồi bảo con dần dần vậy. Chứ nếu cố ép con tắm, nhỡ có tai nạn xảy ra thì... chết dở".
Con sợ tắm: Bí kíp "Trị" rất đơn giản
Dorothy Einon - Chuyên gia về trẻ con cho rằng: Có khá nhiều em bé trước thì thích tắm nhưng sau một thời gian ngắn lại sợ tắm. Đặc biệt là những em bé còn bú hay lớn hơn một chút, chập chững biết đi.
Nếu cố ép con tắm mỗi ngày thì cả bạn và bé sẽ vô cùng căng thẳng khi phải chịu đựng cảnh con khóc thét hay nôn trớ. Cách tốt nhất lúc này là bậc phụ huynh hãy ngưng tắm cho bé vài ngày. Mỗi ngày bạn có thể rửa mặt mũi, tai, tay chân, vệ sinh bộ phận sinh dục của con. Một tuần sau bạn lại thử tắm cho bé bằng cách cho bé vào chậu tắm và tiếp tục xem thái độ của bé thế nào.
Bạn nên biết rằng, con đang dần thích nghi với môi trường sống, nếu con gặp một nỗi sợ hãi nào, tắm là một ví dụ thì bạn hãy cho bé thời gian để thích nghi và chấp nhận nó dần dần. Chuyên gia cũng nhận định rằng hầu hết trẻ em đều sợ nước hoặc xà phòng dính lên khuôn mặt và mắt của bé.
Bí kíp của Chị Trang (Định Công, Hà Nội) chia sẻ cách khiến bé Mi nhà chị thích tắm. Cũng như nhiều bé khác, lúc mới sinh ra trộm vía bé Mi rất thích nước. Cứ đến giờ tắm là bé lại tung tăng nghịch ngợm trong chậu và thậm chí nhất quyết không chịu ra.
Tuy nhiên khi bé được 10 tháng tuổi, sau trận ốm sốt, bố mẹ cứ cho đi tắm là Mi lại khóc thét, bé tỏ ra rất sợ tắm.
Chị thay đổi rất nhiều chiến thuật để bé thích tắm nhưng chưa ra đâu vào đâu. Thế nhưng khi chị cho con xem đĩa phim có cảnh một người mẹ đang tắm cho bé trong bồn tắm và bé thì đang nghịch nước một cách thích thú.
Thêm vào đó, chị còn bắt chước theo nhân vật trong thước phim là hát một đoạn nhạc: “Mummy is washing baby's hand, mummy is washing baby's leg,...".
Trộm vía, Mi thích lắm, lần đầu nghe mẹ hát và bế bé vào bồn tắm, Mi còn lưỡng lự không muốn ngồi xuống. Thế nhưng sau vài lần, bé lại thích thú nghịch nước, mắt cười toe toét ngân nga theo mẹ.
Với Chị Thùy (Nghĩa Dũng, Hà Nội) cũng có một tuyệt chiêu giúp con thích tắm đó là chị tìm mua cho bé đồ chơi chuyên dụng dành cho trẻ khi tắm. Thế là với món đồ chơi đó, bé mải chơi và quên ngay đi sự khó chịu ban đầu.
 Cũng có thể loại sữa tắm, dầu gội đang dùng khiến bé bị kích ứng và dường như bé không thích mùi hương này. Hiện nay ở trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho bé, theo bác sỹ nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chưa paraben, éthanol, camphre. Những sản phẩm này làm mất cân bằng độ pH của da bé. Hãy chọn những loại sữa tắm cho bé “top to toe” (vừa gội vừa tắm) có chiết xuất tự nhiên từ hoa cúc, yến mạch rất tốt cho làn da mềm mại và mái tóc tơ của trẻ.

Đối với những bé ghét gội đầu, bạn hãy tôn trọng bé và ngừng tắm gội cho bé trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó, bạn có thể giúp bé làm sạch đầu tóc, người bé bằng một chiếc khăn ấm, điều này sẽ giúp bé đỡ sợ hơn nhiều.
Dần dần, bằng những động tác cẩn thận khéo léo, tránh để nước tắm, xà phòng vào tai, vào mắt bé, chắc chắn bé sẽ chấp nhận ngồi ngoan cho mẹ tắm một cách dễ dàng.
Chúc bạn có những giờ phút vui vẻ khi tắm cho Bé yêu.

Hiểu con yêu và xua tan nỗi lo sợ tắm

Một số trẻ thực sự sợ tắm, khi đó bạn nên cố gắng tìm ra nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, tránh ép buộc bé một cách cứng nhắc sẽ khiến trẻ càng thêm sợ hãi.


Nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn nên tìm ra nguyên nhân bé ghét tắm để biết cách khắc phục.
Bé sợ nước quá lạnh hoặc quá nóng
Có thể là vì nước lạnh hoặc quá nóng. Vì vậy, bạn nên để bé làm quen dần dần, một cách tự nhiên, để người bé tiếp xúc dần dần với nước, làm quen dần với nhiệt độ nước, bắt đầu từ 2 bàn chân, lên đến đùi, ngực…
Cách pha nước tắm: Lấy nước lạnh trước rồi pha thêm nước nóng từ từ sau. Cách này sẽ tránh bị bỏng, cho cả người pha nước lẫn bé. Bạn thử độ ấm của nước bằng chỗ khuỷu tay (vì bàn tay bạn có khả năng chịu nhiệt cao, không tương ứng với làn da mỏng manh của bé). Các loại nhiệt kế đo nước tắm hình chú cá, bạch tuộc không những giúp Mẹ đo nhiệt độ nước mà Bé sẽ rất hào hứng khi có "bạn" tắm cùng đấy. Ngoài ra bạn cần lưu ý, phải pha nước trước khi đưa bé lại gần chỗ tắm. 
Bé sợ đau, sợ dầu gội vào mắt
Một số cha mẹ bắt đầu tắm cho trẻ bằng một miếng bọt biển nhưng thay vào đó, bạn nên dùng một chiếc khăn tắm.
Nếu bé sợ bị ướt tóc, sợ bị bạn dùng khăn tắm chà xát cơ thể… bạn có thể trấn an tâm lý cho bé. Hỏi bé rằng: “Dầu gội có chảy vào mắt con không?”, “Mẹ lau người như thế con có bị đau không?” rồi lắng nghe ý kiến phản hồi từ bé. Nếu bé bớt khóc lóc, bạn nên động viên và khen ngợi hành vi tiến bộ.
Các bé rất ghét bị ngửa ra khi gội đầu hoặc khó chịu vì dầu gội chảy vào mắt. Vì thế, bạn có thể thông báo và gợi ý để bé cúi đầu xuống khi đổ nước. Bạn có thể đưa cho bé cầm sẵn một chiếc khăn tắm để bé lau mắt.
Đánh lạc hướng bé, cố gắng làm cho thời gian tắm của bé trở nên thật vui vẻ bằng cách bạn cho vào bồn tắm của trẻ với món đồ chơi yêu thích của trẻ. Bạn có thể thả vào chậu tắm cho bé vài chú vịt nhựa, quả bóng nhựa hoặc đơn giản là một chiếc cốc nhựa để bé vui đùa.

Đổi sữa tắm, dầu gội
Đổi sữa tắm, dầu gội mới khiến bé bị kích ứng và dường như không thích mùi hương mới. Hiện nay ở trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho trẻ. Tuy nhiên, theo bác sỹ nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chứa paraben, éthanol, camphre và các loại xà phòng. Những sản phẩm này rất dễ gây kích ứng và làm mất cân bằng độ pH của da trẻ. Tốt nhất bạn nên sử dụng sữa tắm chuyên dùng và đảm bảo để tắm cho bé.
 Chúng tôi khuyên dùng sản phẩm sữa tắm cho bé của Chicco.

Sữa tắm gội chiết xuất Hoa cúc




Chicco - thương hiệu đến từ Ý với trên 50 năm kinh nghiệm cung cấp nhiều dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu thiết yếu cho trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi đi học và đã có mặt tại hơn 170 quốc gia trên toàn bộ 6 châu lục. Đến nay, Chicco tự hào là thương hiệu số 1 thế giới, luôn dẫn đầu trong lĩnh vực đồ dùng Mẹ & Bé. 
Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng, an toàn và uy tín của Chicco Italy như bình sữa, máy hâm sữa, máy hút sữa, kem chống muỗi, mỹ phẩm cho bé, sữa tắm cho béthuốc chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn
Chicco luôn đặt niềm vui và hạnh phúc của trẻ nhỏ là ưu tiên hàng đầu.

Bé sợ bồn tắm, chậu tắm
Những bé chập chững biết đi có thể đột nhiên sợ tắm do thay đổi thói quen, chẳng hạn bé được chuyển từ chậu tắm nhỏ sang chậu tắm to, bé bị trượt chân… nên bạn cần chú ý để hỗ trợ bé. Nếu cứ thả bé vào bồn tắm, bạn sẽ không bao giờ chấm dứt được nỗi sợ hãi của bé. Thay vào đó, hãy tưới nước lên người hoặc chuyển bé sang một chậu tắm nhỏ hơn.
Trong khi tắm cho bé, bạn tuyệt đối không để trẻ ở một mình trong phòng tắm, chậu tắm…
Hoặc thay vì cho bé ngồi trong bồn tắm một mình bạn nên ngồi trong bồn tắm cùng với bé. Bạn cho trẻ ngồi trong lòng mình, sau đó để trẻ ngồi một mình trong nước.
Lưu ý
Chấp nhận nỗi sợ hãi của bé
Đừng bỏ qua nỗi sợ hãi của bé. Nếu trẻ thực sự sợ tắm, bạn tuyệt đối không làm tăng nỗi lo sợ của con bằng cách buộc trẻ phải tắm ngay bằng mọi cách. Trước hết, bạn nên trò chuyện để bé hiểu rằng, tắm là một hoạt động vui thích và cần thiết. Việc trang bị những món đồ chơi hoặc chọn loại sữa tắm có mùi dễ chịu cũng có thể hấp dẫn được bé.
Bạn nên tạo cho bé thói quen tắm vào một giờ nhất định trong ngày để bé biết tự ý thức. Bạn cũng nên tránh tắm cho bé quá lâu hoặc quá muộn (bé sẽ bị đói hoặc mệt).
Trẻ thường thích nghe những câu chuyện vui vẻ từ cha mẹ khi tắm, do đó, bạn có thể tả cho bé nghe những kế hoạch vào ngày cuối tuần tới, việc hai mẹ con sẽ đi nhà sách hoặc về bên ngoại…

Mát- xa
Mát-xa giúp trẻ thư giãn hơn. Bình thường, nếu bé thích mát-xa, bạn nên nhẹ nhàng để bé cảm thấy như mình đang được “mát-xa ướt” hơn là tắm.
Không nên nóng vội
Với bé, việc gì cũng phải tiến hành từ từ, kết hợp tắm với chơi, dần dần bé sẽ mất dần đi cảm giác sợ tắm, khi đó bé sẽ coi tắm như là một trò chơi và sẽ cảm thấy thích thú!
Tuyệt đối tránh “xung đột” với bé về việc tắm. Nếu bé muốn xem nốt bộ phim hoạt hình, bạn có thể chờ để tắm cho bé sau đó ít phút.
Nếu bé muốn được bố tắm, chứ không phải là bạn, bạn cũng không nên buồn và có thể đáp ứng nguyện vọng của bé.

Ngoài ra, một điều các bà mẹ cần hết sức lưu ý, trong khi tắm cho bé, bạn tuyệt đối không để trẻ ở một mình trong phòng tắm, chậu tắm… hoặc gần những chậu có nước để đi ra ngoài dù chỉ một chút thời gian. Bởi rất có thể trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó chẳng may bé bị ngã vào chậu nước hay bồn tắm và ngạt. Để tránh được rủi ro đáng tiếc này, tốt nhất bạn luôn ở bên cạnh trẻ cho đến khi nào bé tắm xong và đưa bé ra khỏi nhà tắm.
Hãy hiểu những đứa con yêu của bạn và chăm sóc các thiên thần một cách tốt nhất!

10 quy tắc khi chọn sữa tắm cho bé

Vì sự an toàn của bé, các mẹ hãy tinh tế và cẩn thận trong khâu lựa chọn dầu gội, sữa tắm cho bé, đừng vì chút sơ suất trong việc kiểm tra, chút cảm tính mà vô tình làm hại đến con mình.


1. Tuyệt đối không dùng dầu gội, sữa tắm của người lớn cho các bé yêu của mình.
2. Ưu tiên chọn sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên từ hoa cúc, yến mạch.
3. Lựa chọn sản phẩm có chứng nhận đã kiểm định của tổ chức y tế, nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu đáng tin cậy.
4. Khi mua hàng cần cẩn thận kiểm tra hạn sử dụng và bao bì phải còn nguyên vẹn.
5. Không ham những sản phẩm giá rẻ, hoặc đang có chương trình khuyến mãi ồ ạt.
6. Chọn sản phẩm thích hợp với độ tuổi của bé: đọc kỹ trong phần hướng dẫn sử dụng
7. Không chọn sản phẩm theo cảm tính như: mẫu mã đẹp, quảng cáo hay...
8. Phải thử trước một lượng nhỏ sản phẩm lên da của bé để xem bé có bị dị ứng không. Nếu bé không bị dị ứng hay gặp phản ứng phụ nào thì mới sử dụng.
9. Sản phẩm phải không làm cay mắt bé và có độ acid nhẹ.
10. Nếu sử dụng sản phẩm mà thấy bé bị kích ứng da hay viêm nhiễm thì phải đưa bé đi bác sĩ khám ngay.

Xem chi tiết sản phẩm: Sữa tắm cho bé,sữa tắm cho bé sơ sinh, thuốc chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn

Kinh nghiệm tắm cho bé yêu của bạn

Với các bạn mới lần đầu làm mẹ, tắm trẻ sơ sinh hẳn là một công việc đầy khó khăn và vất vả. Sau khi sinh, bé bắt đầu biết hoạt động và khó kiểm soát, điều đó luôn khiến bạn lo lắng. Nhất là khi tắm cho bé bằng xà phòng, cảm giác trơn trượt khiến bạn căng thẳng tột cùng.
Khi nào nên tắm cho bé?

Bạn chỉ nên tắm cho bé 1-2 lần/ tuần, tuy nhiên nhớ làm sạch vùng sinh dục khi bé tiểu tiện và luôn giữ cho mặt bé được sạch.
Bạn có thể tắm cho bé vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nhưng bé thường ngủ sau khi được tắm (như một hình thức thư giãn), vì tốt hơn hết hãy tắm cho bé vào khoảng thời gian trước khi bé ngủ.
Ðừng bao giờ tắm vào lúc bé đói bụng. Nó sẽ khóc lóc, quẫy đạp lung tung. Và cũng không nên tắm khi mới vừa cho bé ăn no xong, bỡi vì những cử động mạnh sẽ dễ làm trẻ bị nôn thức ăn.
Ðể bé cảm thấy thoải mái, bạn nên tắm cho trẻ ở những nơi ấm áp, kín đáo, tránh gió lùa.


Các vật dụng khi tắm bé:
  • Chậu tắm bằng nhựa. (chậu tắm cao vừa phải, cỡ đến ngực là vừa, dễ dàng tắm cho bé ở tư thế đứng) 
  • Khăn mặt và khăn tắm, bạn nên chọn loại 100% là cotton. 
  • Sữa tắm cho bé: nên chọn các loại sữa tắm dịu nhẹ chiết xuất từ hoa cúc, yến mạch...
  • Bông lau mặt 
  • Tăm bông 
  • Cồn 
  • Quần áo sạch, tất, găng tay... 
  • Một cái chén nhỏ để đựng nước nhúng ướt bông lau mắt cho bé. 
  • Kem chống, trị hăm


Nhiệt độ nước tắm:
Nhiệt độ nước tắm cực kỳ quan trọng, bởi vì, sau khi sinh ra khỏi bụng mẹ, bé chưa đủ sức để kháng để thích nghi với mọi nhiệt độ. Vì vậy bạn không được để em bé bị lạnh nhưng cũng không được để quá nóng. Bạn cần phải để nhiệt độ thích hợp. Bạn có thể đổ nước lạnh vào trước sau đó mới cho nước nóng vào. Điều đó sẽ tránh cho thành chậu không bị nóng. Bạn có thể kiểm tra xem nhiệt độ nước có thích hợp không đơn giản bằng cách nhúng cùi trỏ tay vào nước. Hãy nhúng nhẹ nó vào nước. Ngoài ra, bạn có thể mua một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước ( nhiệt độ lý tưởng là từ 36 – 38 độ). 

Cách tắm cho bé:
Gội đầu cho bé:
Ẵm bé vào lòng, lấy khăn sữa thứ nhất nhúng vào nước ấm, vắt nhẹ rồi lau mặt, cổ và tai bé. Nhớ vệ sinh kĩ vành tai và tránh để nước lọt vào tai bé. Sau đó gội đầu cho bé: lấy khăn ướt lau đầu bé, thoa sữa tắm gội, dùng khăn nhúng nước lau đầu bé nhiều lần, sau đó chuyển bé sang chậu tráng người để lau sạch đầu bé (bằng khăn sữa nhúng nước thứ hai). Sau khi gội xong, dùng khăn sữa khô thứ ba lau đầu bé.
Tắm cho bé:
Bây giờ đến phần tắm người cho bé. Nhẹ nhàng cởi áo và tã của bé rồi cho bé ngâm mình trong chậu tắm, tay bạn đỡ sau cổ bé giữ đầu bé cao hơn mặt nước, bàn tay xuôi xuống đỡ lưng bé. Bạn nên lau mặt, gội đầu xong sau đó mới cởi đồ bé, vừa để bé đỡ lạnh vừa đề phòng bé té. Bạn có thể không cần sử dụng tấm đỡ trong chậu tắm để bé được tự do vùng vẫy trong nước.

Bạn có thể hòa sữa tắm vào nước tắm hoặc thoa nhẹ lên mình bé rồi xoa vuốt nhẹ nhàng. Vệ sinh kĩ tay chân và các phần cơ thể có ngấn để tránh bị hăm. Tránh tuyệt đối dội nước lên bé, bé sẽ cảm thấy bất an. Với bé chưa rụng rốn, nên cẩn thận để nước không rơi vào rốn. Trong thời kỳ bé chưa rụng rốn, nên hòa sữa tắm vào nước và dùng khăn ướt lau các phần cơ thể để dễ kiểm soát vùng rốn hơn.

Sau khi đã tắm bé bằng sữa tắm cho bé, hãy ẵm bé sang chậu thứ hai để tráng lại người bé cho sạch rồi quấn bé vào khăn tắm lớn khô ráo.
Sau khi tắm cho bé:
Vệ sinh rốn cho bé:
 Nếu bé chưa rụng rốn thì vệ sinh rốn cho bé: lấy cây bông tiệt trùng thấm nước muối Natri Clorid 0,9% (sau đây gọi tắt là nước muối) lau nhẹ rốn bé. Bạn nên dùng cây bông tiệt trùng bán ở bệnh viện (ít khi bán ở nhà thuốc) hình chứ không dùng loại tăm bông thông thường. Có thể chấm cồn sát trùng nếu thấy cần thiết. Sau khi bé đã rụng rốn thì không dùng cồn nữa mà dùng thuốc xanh Methylen 1% chấm rốn bé trong vài ngày. Khi rốn đã lành hẳn thì chỉ cần vệ sinh thông thường. Đừng quên vệ sinh vùng kín của bé.
Nhỏ mắt, mũi cho bé bằng nước muối. Dùng bông y tế thấm nước muối lau ghèn cho bé. Dùng gạc tiệt trùng thấm nước muối rơ lưỡi cho bé.

Thuốc cốm rơ:
Mỗi tuần dùng thuốc cốm rơ miệng một ngày, bảo đảm miệng bé sạch tinh.
Massage cho bé:
Sau khi bé tắm xong thơm tho sạch sẽ, bạn hãy đặt bé nằm trên giường và massage cho bé. Massage vừa giúp bé ấm chân, ấm cơ thể, vừa làm bé sảng khoái và dễ cảm nhận tình cảm của mẹ. Nếu bé đói thì hãy cho bé bú.
Những lưu ý khi tắm cho bé:
Đừng tắm bé một cách cứng nhắc và làm cho xong chuyện. Khi tắm, hãy tận dụng ngôn ngữ cơ thể và những lời âu yếm để giao tiếp với bé. Khi mang thai, bạn thường nói chuyện và cho bé nghe nhạc, sau khi sinh bạn nên tiếp tục thói quen đó, để kích thích trí não của bé và tăng mối liên kết của mẹ và bé. Bé được xoa vuốt, nựng nịu, được nghe mẹ trò chuyện, hát khe khẽ, đọc thơ... tuy bé chưa hiểu được nhưng sẽ cảm nhận được tình cảm cũng như tạo điều kiện cho bé phát triển các kĩ năng và giác quan sau khi sinh ra đời. Cũng nên lưu tâm đến sự dễ chịu của bé, biến giờ tắm thành giờ chơi để bé thích tắm.
Một điều rất quan trọng là phải chú ý đến sự an toàn của bé. Phải luôn trông chừng bé và tuyệt đối không để bé một mình trong chậu tắm, kể cả khi bé đã biết ngồi. Nếu đang tắm bé mà có điện thoại hoặc chuông cửa, nhà lại không có ai khác thì tốt nhất là kệ. Khách có thể chờ đợi hoặc gọi lại sau, sự an toàn của bé là trên hết.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn và bé có những khoảnh khắc tắm vui vẻ.

Sữa tắm an toàn cho bé yêu

Để bé yêu của bạn thỏa thích vui đùa cùng dòng nước mát, việc bố mẹ cần lưu ý thêm đến việc lựa chọn những loại sữa tắm và dầu gội an toàn dành cho bé. Sữa tắm cho bé thương hiệu Chicco đến từ Ý - bảo vệ làn da bé bỏng của con bạn.

Sữa tắm gội chiết xuất Hoa cúc 0M+ Chicco 200ml


Chicco - thương hiệu đến từ Ý với trên 50 năm kinh nghiệm cung cấp nhiều dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu thiết yếu cho trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi đi học và đã có mặt tại hơn 170 quốc gia trên toàn bộ 6 châu lục. Đến nay, Chicco tự hào là thương hiệu số 1 thế giới, luôn dẫn đầu trong lĩnh vực đồ dùng Mẹ & Bé. 
Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng, an toàn và uy tín của Chicco Italy như bình sữa, máy hâm sữa, máy hút sữa, kem chống muỗi, mỹ phẩm cho bé, sữa tắm cho bé,sữa tắm cho bé sơ sinh, thuốc chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn


Chicco luôn đặt niềm vui và hạnh phúc của trẻ nhỏ là ưu tiên hàng đầu.



Sữa tắm tạo bọt chiết xuất Hoa cúc 0M+ Chicco 500m


 Thành phần dịu nhẹ, không làm cay mắt BéCó hai loại dung tích:  + Chai 200ml có vỏ hộp giấy ngoài.
 + Chai tiết kiệm 500ml (giá ưu đãi) có vòi nhấn tiện lợi.
Sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Italy.

Sữa tắm tạo bọt chiết xuất Hoa cúc 0M+ Chicco 200ml


Chicco Baby Moments được Cơ quan Quản lý tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU và Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành số 88347/14/CBMP-QLD. Có hai cách sử dụng:
   + Cách 1 - Tắm trực tiếp, không pha thêm: Rót một lượng nhỏ vào lòng bàn tay, dấp thêm nước và nhẹ nhàng xoa,  mát-xa khắp cơ thể Bé. Sau đó, tráng sạch lại bằng nước.
   + Cách 2 - Pha loãng với nước tắm: Hòa lượng nhỏ vào nước tắm của Bé và khuấy đều cho đến khi tan hoàn toàn. Bé tắm bằng nước tắm này và không cần tráng lại bằng nước sạch.

Sữa tắm gội chiết xuất Hoa cúc 0M+ Chicco 500ml


Sữa tắm gội Chicco sẽ mang đến cho Bé thời gian tắm thật vui vẻ và sảng khoái, giúp Bé ngủ ngon hơn và sâu hơn. An toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh: Không chứa cồn và chất tạo màu, không hương liệu, không parabens, không Sodium Lauryl Sulfate (SLS), Sodium Laureth Sulfate (SLES) (SLS và SLES có trong chất tẩy rửa công nghiệp, có thể gây ung thư và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản).

Sữa tắm gội chiết xuất Yến mạch 0M+ Chicco 200ml


Công thức ưu việt với Acid lactic và Glycerin giúp cân bằng độ pH - ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp dưỡng ẩm và làm mềm da. Đồng thời, các hoạt chất này giúp ngăn ngừa cũng như hỗ trợ điều trị rôm sảy cho Bé. Thành phần dịu nhẹ, không làm cay mắt Bé.
 

Sữa tắm gội chiết xuất Yến mạch 0M+ Chicco 500ml



Với các thành phần chiết xuất tự nhiên, Chicco Baby Moments là dòng sản phẩm sữa tắm gội thay thế hoàn hảo cho các phương pháp tắm lá truyền thống và được chứng nhận không gây kích ứng ngay cả với da nhạy cảm của trẻ sơ sinh. 
Sữa tắm gội (2 in 1) Chicco có chiết xuất từ nhiên từ Yến mạch: bổ sung vitamin B, acid amin giúp làm mềm tóc và giữ ẩm cho da. Yến mạch còn chứa các hoạt chất giúp chữa lành da bị kích ứng, mẩn đỏ.






Vào Chicco.com.vn để xem các sản phẩm Mẹ và bé
** Click vào giá sản phẩm để xem thông tin chi tiết

Tags: sữa tắm cho bé,sữa tắm cho bé sơ sinh, thuốc chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn

Kỹ thuật tắm cho bé sơ sinh

Mẹ trẻ lần đầu tắm cho bé kiểu gì cũng lúng túng. Vậy thì hãy thư giãn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng và ‘lên dây cót’ tinh thần trước nhé!

Các chuyên gia cho biết, khoảng 2 ngày sau khi trẻ ra đời có thể tiến hành tắm mỗi ngày một lần. Tuy nhiên, để tắm cho bé đúng thì hẳn bà mẹ trẻ nào cũng lúng túng. Hãy thư giãn bằng cách chuẩn bị sẵn sàng và ‘lên dây cót’ tinh thần trước nhé!
Chuẩn bị:
  • 1 chậu nước ấm
  • 2 khăn bông to
  • 1 khăn bông nhỏ và 1 miếng bông gòn
  • Quần áo sạch
  • Sữa tắm cho bé
Với những người lần đầu làm mẹ, tắm cho bé sơ sinh là công việc quả không đơn giản. (ảnh minh họa).
Cách tắm cho bé sơ sinh
  • Dùng 1 khăn bông to quấn quanh người trẻ, ôm chặt trẻ, ngửa đầu
  • Pha nước ấm vào chậu, thử sức nóng của nước bằng mặt trong cổ tay, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 – 38°C.
  • Bỏ khăn bông đang quấn quanh người trẻ. Cho người trẻ vào chậu nước, một tay luôn đỡ đầu trẻ.
  • Thấm miếng bông gòn vào nước và nhẹ nhàng lau mặt cho bé. Lau từ sống mũi ra phía ngoài và làm sạch luôn sau tai.
  • Đổ một chút sữa tắm vào khăn bông nhỏ, nhẹ lau toàn thân cho bé.
  • Làm ướt tóc, gội đầu trẻ và xả lại với nước ấm sạch.
  • Xong nhẹ nhàng nhấc trẻ ra khỏi chậu nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người trẻ.
  • Mặc quần áo sạch vào cho trẻ

 

Lưu ý khi tắm cho trẻ:

  • Khi pha nước nên cho nước lạnh vào trước rồi từ từ đổ nước nóng vào sau.
  • Chú ý bế trẻ cẩn thận vì trẻ rất trơn, dễ bị vuột khỏi tay bạn.
  • Tắm trẻ nơi kín, không có gió.
  • Khi gội đầu cần cẩn thận tránh để xà phòng rơi vào mắt trẻ
  • Chú ý vệ sinh kỹ bộ phận sinh dục.
  • Không dùng khăn đã lau bộ phận sinh dục của trẻ để đưa lên lau mắt. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Thời gian tắm của trẻ không nên quá 5 phút, nếu tắm lâu trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh.
  • Vệ sinh chậu sau khi tắm xong cho trẻ.
Thương hiệu Chicco.com.vn



Chicco - thương hiệu đến từ Ý với trên 50 năm kinh nghiệm cung cấp nhiều dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu thiết yếu cho trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi đi học và đã có mặt tại hơn 170 quốc gia trên toàn bộ 6 châu lục. Đến nay, Chicco tự hào là thương hiệu số 1 thế giới, luôn dẫn đầu trong lĩnh vực đồ dùng Mẹ & Bé. Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng, an toàn và uy tín của Chicco Italy như bình sữa, máy hâm sữa, máy hút sữa, kem chống muỗi, mỹ phẩm cho bé, sữa tắm cho bé,sữa tắm cho bé sơ sinhthuốc chống muỗithuốc trị côn trùng cắn
Chicco luôn đặt niềm vui và hạnh phúc của trẻ nhỏ là ưu tiên hàng đầu.

8 lưu ý với da bé sơ sinh

Những thiên thần bé nhỏ khi mới sinh ra không thể ngay lập tức có làn da hoàn hảo nên bạn cần nắm rõ những lưu ý này để chăm sóc da cho con tốt nhất.
1. Dùng đúng sản phẩm cho trẻ sơ sinh
Bất cứ sản phẩm nào tiếp xúc với làn da bé, dù trực tiếp hay gián tiếp đều cần đảm bảo chúng là sản phẩm dành cho bé sơ sinh. Làn da của bé cực kỳ nhạy cảm. Các thành phần trong kem dưỡng da người lớn sẽ làm khô, mất nước và rửa trôi hết lớp dầu bảo vệ da bé.
                        

2. Tắm cách quãng
Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong suốt vài tuần đầu tiên, bạn nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi cho bé. Với bé 1 tháng, 2-3 ngày tắm một lần là hợp lý. Tắm hàng ngày sẽ làm khô da bé sơ sinh.
3. Hãy dùng sữa tắm chuyên dụng cho bé
Chú ý nên sử dụng loại sữa tắm cho bé loại chuyên dùng. Hiện nay ở trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho bé, theo bác sỹ nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chưa paraben, éthanol, camphre và các loại xà phòng. Những sản phẩm này làm mất cân bằng độ pH của da bé. Hãy chọn những loại sữa tắm cho bé “top to toe” (vừa gội vừa tắm) chiết xuất từ hoa cúc, yến mạch. 
4. Chăm sóc cuống rốn

Cho đến khi cuống rốn rụng, cần tránh cho cuống rốn bị ướt. Nếu cuống rốn bị bẩn, bạn có thể dùng cồn để vệ sinh. Khi cuống rốn rụng, bạn có thể thấy có ít máu nhưng đừng lo, nên tiếp tục vệ sinh vùng này bằng nước ấm sạch. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn thấy vùng da quanh cuống rốn của con tấy đỏ.

                                

5. Tránh làm da bị tổn hại mỗi lần tắm
Khi cuống rốn đã rụng thì nhớ là làn da bé vẫn rất mỏng manh và nhạy cảm. Bạn chỉ nên đổ vào chậu (bồn) tắm của bé vài ba cm nước ấm. Kiểm tra độ ấm của nước bằng cách dùng cổ tay của bạn để đảm bảo nước tắm không quá nóng. Để làn da bé không mất nước, cần tắm cho con nhanh, chỉ trong vòng 5-6 phút. Nếu dùng kem dưỡng da, chỉ bôi chúng khi da của bé còn ẩm, dùng lòng bàn tay mẹ vỗ nhẹ lên da con, chứ không chà xát.
6. Hăm
Tã bẩn và ướt sẽ kích thích làn da bé sơ sinh, gây hăm. Để ngừa hăm, nên kiểm tra tã của bé thường xuyên. Khi thay tã bẩn, nên vệ sinh vùng mông cho bé và dùng khăn mềm vỗ nhẹ cho khô rồi mới quấn tã khác. Với bé gái, nên lau từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn. Nếu bé bị hăm thì kem chống hăm có thể hữu ích. Thỉnh thoảng, cho da bé được "thở" bằng cách cởi bỏ tã, để mông tiếp xúc với không khí. 

7. Khi nào cần đưa đi khám?

Bé nổi ban, những nốt ban phồng rộp, ngứa ngáy, đỏ, mưng mủ, rỉ nước hoặc khi bé kèm theo sốt. Chàm là một trong những dạng ban phổ biến nhất ở bé sơ sinh. Nhưng bé cũng có thể mắc bệnh có liên quan tới những nốt ban trên da như thủy đậu, sởi, chân tay miệng, herpes, chốc lở.
8. Bảo vệ da bé từ áo quần

Dùng nước giặt dịu nhẹ để giặt giũ những thứ tiếp xúc với làn da của bé như quần áo, chăn, gối, khăn mặt cho tới quần áo của mẹ. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng nước xả vải dành riêng cho quần áo của bé yêu, được kiểm định an toàn cho da, có mùi thơm dễ chịu, không nồng gắt để giúp quần áo bé luôn mềm mại thơm tho, bé thoải mái vận động. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được những nguy cơ gây kích ứng da của bé.