Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Hiểu con yêu và xua tan nỗi lo sợ tắm

Một số trẻ thực sự sợ tắm, khi đó bạn nên cố gắng tìm ra nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục hiệu quả nhất, tránh ép buộc bé một cách cứng nhắc sẽ khiến trẻ càng thêm sợ hãi.


Nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn nên tìm ra nguyên nhân bé ghét tắm để biết cách khắc phục.
Bé sợ nước quá lạnh hoặc quá nóng
Có thể là vì nước lạnh hoặc quá nóng. Vì vậy, bạn nên để bé làm quen dần dần, một cách tự nhiên, để người bé tiếp xúc dần dần với nước, làm quen dần với nhiệt độ nước, bắt đầu từ 2 bàn chân, lên đến đùi, ngực…
Cách pha nước tắm: Lấy nước lạnh trước rồi pha thêm nước nóng từ từ sau. Cách này sẽ tránh bị bỏng, cho cả người pha nước lẫn bé. Bạn thử độ ấm của nước bằng chỗ khuỷu tay (vì bàn tay bạn có khả năng chịu nhiệt cao, không tương ứng với làn da mỏng manh của bé). Các loại nhiệt kế đo nước tắm hình chú cá, bạch tuộc không những giúp Mẹ đo nhiệt độ nước mà Bé sẽ rất hào hứng khi có "bạn" tắm cùng đấy. Ngoài ra bạn cần lưu ý, phải pha nước trước khi đưa bé lại gần chỗ tắm. 
Bé sợ đau, sợ dầu gội vào mắt
Một số cha mẹ bắt đầu tắm cho trẻ bằng một miếng bọt biển nhưng thay vào đó, bạn nên dùng một chiếc khăn tắm.
Nếu bé sợ bị ướt tóc, sợ bị bạn dùng khăn tắm chà xát cơ thể… bạn có thể trấn an tâm lý cho bé. Hỏi bé rằng: “Dầu gội có chảy vào mắt con không?”, “Mẹ lau người như thế con có bị đau không?” rồi lắng nghe ý kiến phản hồi từ bé. Nếu bé bớt khóc lóc, bạn nên động viên và khen ngợi hành vi tiến bộ.
Các bé rất ghét bị ngửa ra khi gội đầu hoặc khó chịu vì dầu gội chảy vào mắt. Vì thế, bạn có thể thông báo và gợi ý để bé cúi đầu xuống khi đổ nước. Bạn có thể đưa cho bé cầm sẵn một chiếc khăn tắm để bé lau mắt.
Đánh lạc hướng bé, cố gắng làm cho thời gian tắm của bé trở nên thật vui vẻ bằng cách bạn cho vào bồn tắm của trẻ với món đồ chơi yêu thích của trẻ. Bạn có thể thả vào chậu tắm cho bé vài chú vịt nhựa, quả bóng nhựa hoặc đơn giản là một chiếc cốc nhựa để bé vui đùa.

Đổi sữa tắm, dầu gội
Đổi sữa tắm, dầu gội mới khiến bé bị kích ứng và dường như không thích mùi hương mới. Hiện nay ở trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho trẻ. Tuy nhiên, theo bác sỹ nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chứa paraben, éthanol, camphre và các loại xà phòng. Những sản phẩm này rất dễ gây kích ứng và làm mất cân bằng độ pH của da trẻ. Tốt nhất bạn nên sử dụng sữa tắm chuyên dùng và đảm bảo để tắm cho bé.
 Chúng tôi khuyên dùng sản phẩm sữa tắm cho bé của Chicco.

Sữa tắm gội chiết xuất Hoa cúc




Chicco - thương hiệu đến từ Ý với trên 50 năm kinh nghiệm cung cấp nhiều dòng sản phẩm đáp ứng tất cả các nhu cầu thiết yếu cho trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi đi học và đã có mặt tại hơn 170 quốc gia trên toàn bộ 6 châu lục. Đến nay, Chicco tự hào là thương hiệu số 1 thế giới, luôn dẫn đầu trong lĩnh vực đồ dùng Mẹ & Bé. 
Quý khách có thể tham khảo các sản phẩm chất lượng, an toàn và uy tín của Chicco Italy như bình sữa, máy hâm sữa, máy hút sữa, kem chống muỗi, mỹ phẩm cho bé, sữa tắm cho béthuốc chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn
Chicco luôn đặt niềm vui và hạnh phúc của trẻ nhỏ là ưu tiên hàng đầu.

Bé sợ bồn tắm, chậu tắm
Những bé chập chững biết đi có thể đột nhiên sợ tắm do thay đổi thói quen, chẳng hạn bé được chuyển từ chậu tắm nhỏ sang chậu tắm to, bé bị trượt chân… nên bạn cần chú ý để hỗ trợ bé. Nếu cứ thả bé vào bồn tắm, bạn sẽ không bao giờ chấm dứt được nỗi sợ hãi của bé. Thay vào đó, hãy tưới nước lên người hoặc chuyển bé sang một chậu tắm nhỏ hơn.
Trong khi tắm cho bé, bạn tuyệt đối không để trẻ ở một mình trong phòng tắm, chậu tắm…
Hoặc thay vì cho bé ngồi trong bồn tắm một mình bạn nên ngồi trong bồn tắm cùng với bé. Bạn cho trẻ ngồi trong lòng mình, sau đó để trẻ ngồi một mình trong nước.
Lưu ý
Chấp nhận nỗi sợ hãi của bé
Đừng bỏ qua nỗi sợ hãi của bé. Nếu trẻ thực sự sợ tắm, bạn tuyệt đối không làm tăng nỗi lo sợ của con bằng cách buộc trẻ phải tắm ngay bằng mọi cách. Trước hết, bạn nên trò chuyện để bé hiểu rằng, tắm là một hoạt động vui thích và cần thiết. Việc trang bị những món đồ chơi hoặc chọn loại sữa tắm có mùi dễ chịu cũng có thể hấp dẫn được bé.
Bạn nên tạo cho bé thói quen tắm vào một giờ nhất định trong ngày để bé biết tự ý thức. Bạn cũng nên tránh tắm cho bé quá lâu hoặc quá muộn (bé sẽ bị đói hoặc mệt).
Trẻ thường thích nghe những câu chuyện vui vẻ từ cha mẹ khi tắm, do đó, bạn có thể tả cho bé nghe những kế hoạch vào ngày cuối tuần tới, việc hai mẹ con sẽ đi nhà sách hoặc về bên ngoại…

Mát- xa
Mát-xa giúp trẻ thư giãn hơn. Bình thường, nếu bé thích mát-xa, bạn nên nhẹ nhàng để bé cảm thấy như mình đang được “mát-xa ướt” hơn là tắm.
Không nên nóng vội
Với bé, việc gì cũng phải tiến hành từ từ, kết hợp tắm với chơi, dần dần bé sẽ mất dần đi cảm giác sợ tắm, khi đó bé sẽ coi tắm như là một trò chơi và sẽ cảm thấy thích thú!
Tuyệt đối tránh “xung đột” với bé về việc tắm. Nếu bé muốn xem nốt bộ phim hoạt hình, bạn có thể chờ để tắm cho bé sau đó ít phút.
Nếu bé muốn được bố tắm, chứ không phải là bạn, bạn cũng không nên buồn và có thể đáp ứng nguyện vọng của bé.

Ngoài ra, một điều các bà mẹ cần hết sức lưu ý, trong khi tắm cho bé, bạn tuyệt đối không để trẻ ở một mình trong phòng tắm, chậu tắm… hoặc gần những chậu có nước để đi ra ngoài dù chỉ một chút thời gian. Bởi rất có thể trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó chẳng may bé bị ngã vào chậu nước hay bồn tắm và ngạt. Để tránh được rủi ro đáng tiếc này, tốt nhất bạn luôn ở bên cạnh trẻ cho đến khi nào bé tắm xong và đưa bé ra khỏi nhà tắm.
Hãy hiểu những đứa con yêu của bạn và chăm sóc các thiên thần một cách tốt nhất!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét