1. Dùng đúng sản phẩm cho
trẻ sơ sinh
Bất cứ sản phẩm nào tiếp
xúc với làn da bé, dù trực tiếp hay gián tiếp đều cần đảm bảo chúng là sản phẩm
dành cho bé sơ sinh. Làn da của bé cực kỳ nhạy cảm. Các thành phần trong kem
dưỡng da người lớn sẽ làm khô, mất nước và rửa trôi hết lớp dầu bảo vệ da bé.
2. Tắm cách quãng
Bé sơ sinh không cần tắm
hàng ngày. Trong suốt vài tuần đầu tiên, bạn nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách
vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi cho bé. Với bé 1 tháng, 2-3 ngày tắm
một lần là hợp lý. Tắm hàng ngày sẽ làm khô da bé sơ sinh.
3. Hãy dùng sữa tắm
chuyên dụng cho bé
Chú ý nên sử dụng loại sữa tắm cho bé loại chuyên dùng. Hiện nay ở trên thị
trường có bán rất nhiều các sản phẩm tắm gội chuyên dùng cho bé, theo bác sỹ
nhi khoa Brigitte Virey de Dijon (Pháp), các bà mẹ nên xem kỹ thành phần trước
khi mua và đặc biệt không nên dùng các sản phẩm có chưa paraben, éthanol,
camphre và các loại xà phòng. Những sản phẩm này làm mất cân bằng độ pH của da
bé. Hãy chọn những loại sữa tắm cho bé “top to toe” (vừa gội vừa tắm) chiết
xuất từ hoa cúc, yến mạch.
4. Chăm sóc cuống rốn
Cho đến khi cuống rốn
rụng, cần tránh cho cuống rốn bị ướt. Nếu cuống rốn bị bẩn, bạn có thể dùng cồn
để vệ sinh. Khi cuống rốn rụng, bạn có thể thấy có ít máu nhưng đừng lo, nên
tiếp tục vệ sinh vùng này bằng nước ấm sạch. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn
thấy vùng da quanh cuống rốn của con tấy đỏ.
5. Tránh làm da bị tổn
hại mỗi lần tắm
Khi cuống rốn đã rụng thì
nhớ là làn da bé vẫn rất mỏng manh và nhạy cảm. Bạn chỉ nên đổ vào chậu (bồn)
tắm của bé vài ba cm nước ấm. Kiểm tra độ ấm của nước bằng cách dùng cổ tay của
bạn để đảm bảo nước tắm không quá nóng. Để làn da bé không mất nước, cần tắm
cho con nhanh, chỉ trong vòng 5-6 phút. Nếu dùng kem dưỡng da, chỉ bôi chúng
khi da của bé còn ẩm, dùng lòng bàn tay mẹ vỗ nhẹ lên da con, chứ không chà
xát.
6. Hăm
Tã bẩn và ướt sẽ kích
thích làn da bé sơ sinh, gây hăm. Để ngừa hăm, nên kiểm tra tã của bé thường
xuyên. Khi thay tã bẩn, nên vệ sinh vùng mông cho bé và dùng khăn mềm vỗ nhẹ
cho khô rồi mới quấn tã khác. Với bé gái, nên lau từ trước ra sau để tránh nhiễm
khuẩn. Nếu bé bị hăm thì kem chống hăm có thể hữu ích. Thỉnh thoảng, cho da bé
được "thở" bằng cách cởi bỏ tã, để mông tiếp xúc với không khí.
7. Khi nào cần đưa đi
khám?
Bé nổi ban, những nốt ban
phồng rộp, ngứa ngáy, đỏ, mưng mủ, rỉ nước hoặc khi bé kèm theo sốt. Chàm là
một trong những dạng ban phổ biến nhất ở bé sơ sinh. Nhưng bé cũng có thể mắc
bệnh có liên quan tới những nốt ban trên da như thủy đậu, sởi, chân tay miệng,
herpes, chốc lở.
8. Bảo vệ da bé từ áo
quần
Dùng nước giặt dịu nhẹ để
giặt giũ những thứ tiếp xúc với làn da của bé như quần áo, chăn, gối, khăn mặt
cho tới quần áo của mẹ. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng nước xả vải dành riêng
cho quần áo của bé yêu, được kiểm định an toàn cho da, có mùi thơm dễ chịu,
không nồng gắt để giúp quần áo bé luôn mềm mại thơm tho, bé thoải mái vận động.
Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế được những nguy cơ gây kích ứng da của bé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét